Các loại thức ăn nói chung nếu không quản bảo hoặc bảo quản không đúng cách sẽ rất dễ dẫn đến ôi thiu. Đặc biệt trong thời tiết nóng bức, thức ăn sẽ càng nhanh chóng bị hư hỏng, nếu ăn phải có thể gây ngộ độc thực phẩm hoặc nặng hơn. Vậy tại sao thức ăn bị ôi thiu? Đâu là dấu hiệu nhận biết thức ăn đã hư hỏng và làm thế nào bảo quản thức ăn đúng cách, giữ được mùi vị lâu hơn? Cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!
Ôi thiu là hiện tượng xuất hiện khi thức ăn không được bảo quản tốt hay bảo quản sai cách dẫn đến các vi khuẩn hoại sinh thực phẩm sinh sôi, phát triển gây ra tình trạng thối rữa, làm cho thức ăn sủi bọt, có mùi chua khó chịu và không thể ăn được. Nhiều trường hợp thức ăn thừa còn sinh ra nấm mốc hoặc bốc mùi thối rữa rất kinh khủng.
Thức ăn bị ôi thiu rất dễ để nhận biết thông qua các dấu hiệu bên ngoài, có thể nhìn thấy và ngửi để biết được:
– Thức ăn thay đổi màu sắc: các loại thực phẩm khi nấu chín sẽ có màu sắc và khi bị ôi thiu lại bị chuyển màu. Ví dụ như các loại rau khi bị hỏng sẽ dần có màu sẫm hay cơm trắng cũng bị ngả vàng khi ôi thiu.
– Xuất hiện dấu hiệu lạ: khi thức ăn bị ôi thiu sẽ kèm theo các dấu hiệu lạ như sủi bọt, nổi bong bóng, xuất hiện nấm mốc đen hoặc xanh lá (tùy theo mức độ ôi thiu), có váng trắng.
– Thức ăn bốc mùi: khi thức ăn bị hỏng sẽ xuất hiện một mùi chua và hôi thối khó ngửi khá đặc trưng.
– Biến dạng thức ăn: tùy vào kết cấu của các món ăn mà chúng có thể bị biến dạng theo mức độ khác nhau. Chẳng hạn các loại bánh mì để lâu, bị ôi thiu sẽ không giữ được hình dáng ban đầu mà trở nên mềm nhũn, móp méo hoặc chảy nước từ bên trong.
Dấu hiệu thức ăn bị ôi thiu có thể nhận biết bằng cách nhìn và ngửi
Câu hỏi đặt ra của nhiều người là tại sao thức ăn bị ôi thiu? Đâu là nguyên nhân chính khiến cho thức ăn bị hỏng và biến dạng như vậy. Chúng tôi xin đúc kết lại với 3 nguyên chính sau đây:
Nguyên nhân đầu tiên chính là để thức ăn ở ngoài không khí quá lâu. Các nhóm thực phẩm đều sẽ có thời gian bảo quản khác nhau và ngay cả khi được nấu chín thì cũng chỉ có thời hạn sử dụng nhất định. Việc để thức ăn quá lâu ở ngoài không khí, bên ngoài môi trường sẽ khiến chúng chịu sự xâm nhập của các vi khuẩn hoại sinh tồn tại trong không khí, làm cho thức ăn bị ôi thiu. Đặc biệt tiết trời nóng bức, nhiệt độ cao lại là điều kiện thuận lợi hơn cho các vi khuẩn sinh sôi, nảy nở. Chính vì vậy quá trình phân hủy và làm ôi thiu thức ăn lại càng diễn ra nhanh hơn ở nhiệt độ môi trường cao.
Rất dễ bắt gặp các phần thức ăn thừa, còn lại sau các bữa cơm của gia đình. Và thói quen chung của rất nhiều gia đình chính là để thức ăn bên ngoài và đậy lại bằng lồng bàn hoặc rổ rá để tránh côn trùng xâm nhập. Đến bữa ăn tiếp theo chỉ cần hâm nóng và sử dụng. Tuy nhiên, họ không biết rằng đây cũng là lý do tại sao thức ăn bị ôi thiu.
Khoảng thời gian để thức ăn bên ngoài cho đến khi sử dụng lại cũng đủ để vi khuẩn trong không khí có thể xâm nhập và phát triển, nhất là trong những điều kiện nóng ẩm khi trời vào hè. Thức ăn do đó cũng sẽ mau chóng bị ôi thiu, rất lãng phí.
Thêm một cách bảo quản khá sai lầm nữa chính là trộn lẫn các thức ăn thừa lại với nhau hoặc dùng nắp đậy kín thức ăn. Đây đều có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thức ăn bị ôi thiu dù chỉ trong thời gian khá ngắn.
Như đã đề cập ở trên nếu để thức ăn quá lâu ở ngoài không khí thì chúng sẽ bị tác động bởi vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Và điều kiện thời tiết, các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ và độ ẩm trong không khí sẽ quyết định phần nhiều đến sự phát triển của vi khuẩn hoại sinh cũng như gây ra nhiều phản ứng hóa học giữa các chất trong thức ăn.
Thức ăn rất dễ bị ôi thiu vào thời tiết nóng bức, nhiệt độ và độ ẩm cao
Cụ thể hơn, tại sao thức ăn bị ôi thiu vì tác động của các yếu tố bên ngoài? Ở nhiệt độ và không khí có độ ẩm thấp, quá trình ôi thiu thức ăn sẽ diễn ra chậm hơn. Ngược lại, nếu nhiệt độ cao khoảng 25 – 40oC kết hợp cùng độ ẩm không khí cao vào những ngày nắng nóng, oi bức như trời hè thì thức ăn sẽ rất nhanh bị hỏng, có mùi chua cũng như xuất hiện các dấu hiệu ôi thiu khác.
Thức ăn bị ôi thiu nghĩa là nó đã bị biến dạng cả về hình dáng, màu sắc lẫn kết cấu bên trong. Lúc này trong thức ăn sẽ chứa một lượng lớn các vi khuẩn gây hại làm biến đổi mùi vị của thức ăn, đồng thời chúng còn sản sinh ra một vài hợp chất gây hại cho sức khỏe.
Dùng thức ăn ôi thiu sẽ gây ra nhiều tác hại nguy hiểm cho sức khỏe
Chính vì vậy nếu ăn phải thức ăn bị ôi thiu sẽ khiến cơ thể gặp phải tình trạng ngộ độc thực phẩm với các dấu hiệu dễ nhận biết như: khó tiêu, nôn ói, tiêu chảy, đau bụng dữ dội,… Với những người có sức đề kháng yếu như trẻ em, người lớn tuổi hay phụ nữ mang thai thì lại càng dễ nguy hiểm đến tính mạng hơn. Không chỉ không mang lại giá trị dinh dưỡng gì mà ngược lại càng gây hại đến sức khỏe, vậy nên đừng tiếc gì mà tiếp tục sử dụng thức ăn đã có dấu hiệu ôi thiu nhé!
Trả lời được câu hỏi “tại sao thức ăn bị ôi thiu”, hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng ôi thiu thức ăn nhanh chóng cũng là bước đầu để tìm ra cách bảo quản thức ăn hiệu quả, an toàn thực phẩm cho những lần dùng sau.
Thức ăn sau khi dùng bữa vẫn còn thừa có thể bảo quản bằng cách hâm nóng thức ăn thường xuyên. Bằng cách này sẽ có thể ức chế được sự phát triển của các vi khuẩn gây hại, thức ăn ngon và giữ được lâu hơn. Tuy nhiên, tốt nhất là nên ăn hết lượng thức ăn và không nên hâm đi hâm lại quá nhiều lần, sẽ khiến cho thức ăn mất hết các chất dinh dưỡng cần thiết. Cách làm này sẽ phù hợp hơn với lượng thức ăn ít, vừa phải và có thể sử dụng nhanh chóng.
Chắc hẳn không thể bỏ qua thiết bị gia dụng cực kỳ hữu ích trong việc bảo quản thực phẩm từ tươi sống đến cả thức ăn chín, chính là tủ lạnh. Cách bảo quản thức ăn với tủ lạnh cực kỳ đơn giản, cho phần thức ăn thừa vào các hộp đựng thực phẩm rồi cho vào bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Nên mang ra sử dụng trong vòng từ 1 – 2 ngày, nếu lâu hơn thì thức ăn vẫn có thể bị biến chất.
Bảo quản thức ăn trong ngăn mát hoặc ngăn đông tủ lạnh là cách làm hữu hiệu
Ngoài ra, nếu muốn bảo quản lâu hơn nữa thì có thể đặt các hộp đựng thực phẩm vào ngăn đông của tủ lạnh. Nhiệt độ thấp sẽ giúp ức chế hình thành vi khuẩn và giúp bảo quản thức ăn lâu hơn. Thế nhưng tốt nhất vẫn nên tranh thủ dùng thức ăn trong thời gian ngắn để đảm bảo dinh dưỡng nhé!
Như đã đề cập, trong thực tế các vi khuẩn hoại sinh, vi sinh vật gây hại thường phát triển mạnh nhất ở điều kiện độ ẩm cao và nhiệt độ từ 25 – 40oC. Vì vậy đây sẽ là khoảng nhiệt độ cần lưu ý để tránh cho thức ăn bị ôi thiu, mau hỏng. Có một phương pháp khác thay cho bảo quản bằng tủ mát hoặc tủ đông như cách trên đó chính là sử dụng tủ hâm nóng thức ăn chuyên dụng.
Tủ hâm nóng giữ cho thức ăn luôn thơm ngon, nóng hổi và đầy dinh dưỡng
Đây là thiết bị bếp chuyên dụng được sử dụng để hâm nóng thức ăn, giúp cho món ăn luôn tươi ngon và hạn chế sự tác động của vi khuẩn. Tủ hâm nóng sẽ phù hợp sử dụng với khối lượng lớn thức ăn và dùng cho các quán ăn, căn tin khu công nghiệp, trường học, bệnh viện hay siêu thị. Nhờ có thiết bị này mà thức ăn luôn giữ được độ nóng, hương vị thơm ngon và đảm bảo dinh dưỡng.
Hiện nay, Inox Hùng Cường đang là đơn vị uy tín hàng đầu trên thị trường cam kết mang đến Quý khách hàng những sản phẩm tủ hâm nóng thức ăn với đa dạng kích thước, kiểu dáng mà giá thành cực phải chăng. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu tìm mua thiết bị tủ hâm nóng thì liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline (028)66.840.844 – (028)22.400.007 – 0937.39.38.38 để được tư vấn chi tiết!
Chờ thức ăn nguội hẳn rồi mới cho vào tủ lạnh bảo quản chắc hẳn là thói quen của rất nhiều người vì sợ nhiệt nóng ảnh hưởng đến hoạt động của chiếc tủ lạnh. Theo nhiều nghiên cứu của các chuyên gia y tế, ngưỡng nhiệt độ của thức ăn vừa nấu chín là 100oC cũng chính là mức an toàn nhất cho sức khỏe người dùng. Nhiệt độ thức ăn giảm từ từ đến 60oC cũng là lúc vi khuẩn, vi sinh vật bắt đầu phát triển và xâm nhập vào thức ăn.
Khi nhiệt độ thức ăn giảm chỉ còn 30 – 40oC (thức ăn gần nguội hẳn) thì đây chính là điều kiện lý tưởng nhất để vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Điều này đồng nghĩa với việc khi để thức ăn nguội hẳn mới cho vào tủ lạnh để bảo quản là sai lầm, lúc này vi khuẩn đã bắt đầu xâm nhập và tấn công, sinh ra các chất gây hại cho sức khỏe người dùng. Và đây cũng là câu trả lời cho thắc mắc tại sao thức ăn bị ôi thiu dù cho đã bảo quản trong tủ lạnh.
Cần lưu ý khi bảo quản thức ăn trong tủ lạnh đó là không đặt các loại thực phẩm sống và chín ở gần nhau. Thực phẩm sống đặc biệt là thịt, cá tươi sống khi để gần sẽ rất dễ nhiễm khuẩn sang thức ăn đã nấu chín. Và nếu khi hâm nóng thức ăn không được thực hiện kỹ lưỡng hay dùng ngay trực tiếp mà không hâm lại có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm với tình trạng nặng nhẹ phụ thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn của thức ăn.
Kết
Như vậy, bài viết đã tổng hợp các thông tin và đưa ra câu trả lời cho thắc mắc chung của nhiều người “tại sao thức ăn bị ôi thiu?”. Qua đó có thể nhận biết các dấu hiệu ôi thiu thực phẩm, nắm rõ nguyên nhân gây ra tình trạng thức ăn dễ hư hỏng, đồng thời biết thêm nhiều cách bảo quản thức ăn hiệu quả, an toàn cho sức khỏe người dùng.
Dựa trên tiềm lực hiện có về cơ sở vật chất và con người Hùng Cường tin rằng sẽ mang đến cho quý khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất.