Kinh nghiệm mở nhà hàng tiết kiệm chi phí, hiệu quả kinh doanh

Đứng trước sự phát triển không ngừng của nhu cầu thưởng thức ẩm thực đa dạng của thị trường Việt, nhiều người lựa chọn mở nhà hàng để khởi nghiệp, bắt đầu kinh doanh. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể thành công bởi thị trường màu mỡ này cũng đã bị “chia năm sẻ bảy” cực kỳ cạnh tranh. Vì vậy, nếu thật sự muốn đặt chân vào thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt này thì khâu chuẩn bị cho việc mở nhà hàng phải được thực hiện vô cùng kỹ lưỡng. Vậy cần lưu ý những vấn đề gì trước khi bắt đầu kinh doanh nhà hàng? Các bước chuẩn bị cho một nhà hàng từ A đến Z để đi vào hoạt động ra sao? Cùng chúng tôi tìm hiểu xem nhé!

Những điều cần biết trước khi mở nhà hàng?

Mở nhà hàng có cần kinh nghiệm hay không?

Có lẽ câu hỏi được nhiều người đặt ra nhất chính là mở nhà hàng có cần kinh nghiệm hay không? Không chỉ trong lĩnh vực kinh doanh ẩm thực, nhà hàng nói riêng mà bất cứ một lĩnh vực nào khác, người có kinh nghiệm đương nhiên sẽ có lợi thế nhất định và có thể lên kế hoạch, triển khai nhanh hơn cũng như rút ra nhiều bài học từ những kinh nghiệm làm việc trước đó. Không chỉ là kinh nghiệm quản lý nhà hàng mà còn cần đi từ những vị trí nhỏ nhất như thu ngân, phục vụ bàn hay đầu bếp. Chính nhờ đó mà có thể hiểu rõ từng khâu, từng bước trong quy trình vận hành của tổng thể một nhà hàng, có những tiêu chí rõ ràng để đánh giá và quản lý nhân viên. 

Trang thiết bị cần thiết khi mở nhà hàng

Mở nhà hàng liệu có cần kinh nghiệm?

Ngược lại nếu chỉ có ít hoặc chưa từng có kinh nghiệm gì thì sao? Câu trả lời vẫn là có thể mở nhà hàng của riêng mình, nhưng sẽ cần nỗ lực hơn để bù đắp lại sự thiếu sót trong kinh nghiệm làm việc, đó có thể là:

 – Niềm đam mê với công việc kinh doanh ẩm thực, kinh doanh nhà hàng.

 – Học cách xây dựng kế hoạch một cách rõ ràng, chi tiết và phải mang tính khả thi.

 – Bắt đầu từ bước nhỏ nhặt nhất, trải nghiệm qua từng vị trí để hiểu cách vận hành của toàn bộ hệ thống nhà hàng.

 – Học hỏi kinh nghiệm từ những người có kinh nghiệm.

 – Học thêm nhiều kỹ năng và cách quản lý. 

 – Biết cách nhìn người và “đặt đúng người ở đúng chỗ”. 

Dù xuất phát điểm là khác nhau nhưng trong tình huống nào cũng cần sự nỗ lực hết mình, không ngừng phát triển và trau dồi kiến thức, kỹ năng cần thiết. Từ đó áp dụng vào thực tiễn vận hành, quản lý. 

Những giấy phép cần có khi mở nhà hàng?

Không phải chỉ các nhà hàng lớn mới cần đến giấy phép mà ngay cả những nhà hàng, quán ăn nhỏ khi bắt đầu kinh doanh cũng đều cần thực hiện các thủ tục pháp lý theo đúng quy định. Và chính vì thế, các loại giấy phép sẽ rất quan trọng để đảm bảo tính pháp lý cho hoạt động kinh doanh của nhà hàng. Các loại giấy tờ cần có để mở nhà hàng bao gồm:

 – Giấy phép đăng ký kinh doanh cho nhà hàng.

 – Giấy phép chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.

Trong nhiều trường hợp khác, bạn sẽ cần thiết xin thêm các loại giấy phép như:

 – Giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu (trong trường hợp nhà hàng có kinh doanh thêm rượu bia, thức uống có cồn).

 – Giấy phép kinh doanh thuốc lá (trong trường hợp nhà hàng có bán lẻ thuốc lá).

 – Giấy chứng nhận đạt điều kiện PCCC (trong các trường hợp thuộc Phụ lục 2, Nghị định số 35/2003/NĐ-CP Luật phòng cháy và chữa cháy).

Mở nhà hàng bao nhiêu vốn là đủ?

Kinh doanh nhà hàng, quán ăn được đánh giá là lĩnh vực kinh doanh giúp thu lại nhiều nguồn lợi, thế nhưng việc bắt đầu kinh doanh có lẽ không phải quá dễ dàng. Vấn đề được nhiều người quan tâm chính là mở nhà hàng cần bao nhiêu vốn là đủ? Số vốn cần đầu tư hay chính là chi phí ban đầu để mở một nhà hàng sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Có thể kể đến các khoản chi phí đầu tư cho một nhà hàng như sau: chi phí thuê mặt bằng, chi phí tu sửa trang trí, chi phí mua trang thiết bị, phần mềm quản lý, chi phí thuê nhân công,… 

Hướng dẫn chi tiết các bước mở nhà hàng cho người mới bắt đầu

Nghiên cứu thị trường và xác định được khách hàng mục tiêu

Trước khi bắt tay vào việc kinh doanh không chỉ nhà hàng nói riêng mà bất kỳ lĩnh vực nào cũng vậy, nghiên cứu thị trường là bước đầu tiên và đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Nhiều chủ nhà hàng thường vì không muốn tốn nhiều thời gian, công sức mà bỏ qua bước này và đi vào kinh doanh ngay. Và đó có thể chính là nguyên nhân gây ra tình trạng thua lỗ, mất khách và phải đóng cửa chỉ trong thời gian ngắn. 

Nghiên cứu thị trường chính là bước phân tích và nắm bắt các nhu cầu của thị trường, của khách hàng cũng như hiểu rõ về các đối thủ mà mình phải cạnh tranh, từ đó tìm ra điều mà mình có thể làm tốt hơn, khác biệt hơn so với các đối thủ. Từ cái nhìn tổng quát ban đầu, tiếp theo cần tiến hành phân khúc thị trường theo nhiều tiêu chí như độ tuổi, giới tính, thu nhập,… Chính nhờ việc đi sâu vào từng phân khúc với các đặc điểm khác nhau mới có thể xác định được thị trường khách hàng mục tiêu. Nên nhớ nhà hàng mở ra không thể làm hài lòng hay đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người, vì vậy hãy chọn một phân khúc khách hàng mục tiêu mà nhà hàng có thể đáp ứng tốt nhất. 

Lựa chọn mô hình kinh doanh nhà hàng sao cho phù hợp

Khi một người có ý định mở nhà hàng chắc hẳn trong đầu cũng đã hình dung ra được một vài ý tưởng về việc kinh doanh. Trong đó bao gồm ý tưởng về mô hình kinh doanh, phong cách mà nhà hàng hướng tới, kinh doanh loại ẩm thực gì,… Có rất đa dạng các loại hình kinh doanh có thể lựa chọn khi mở nhà hàng, chẳng hạn như nhà hàng cao cấp hay bình dân, mô hình buffet hay nhà hàng tiệc cưới, nhà hàng ẩm thực món Á hay món Âu,… Cần lựa chọn mô hình kinh doanh thật sự phù hợp với đặc điểm của nhóm khách hàng mục tiêu, phù hợp xu hướng thị trường và khả năng tài chính.

Lựa chọn mô hình kinh doanh khi mở nhà hàng

Mô hình kinh doanh nhà hàng cần được xác định ngày từ đầu

Thuê mặt bằng mở nhà hàng

Phụ thuộc vào khách hàng mục tiêu đã được xác định

Khách hàng mục tiêu đã được xác định ngay ở bước đầu – nghiên cứu thị trường. Tùy thuộc vào tệp khách hàng mà nhà hàng đang nhắm tới mà chọn vị trí thuê mặt bằng cho phù hợp. Nếu đối tượng khách hàng chính là các nhân viên văn phòng vậy thì nên chọn những mặt bằng nằm gần khu văn phòng, tòa nhà làm việc. Nếu khách hàng mục tiêu là giới trẻ thì vị trí ngay gần trường học, ký túc xá hay khu dân cư sẽ là phù hợp.  

Địa thế và vị trí thuê mặt bằng

Để hiệu quả trong việc tìm thuê mặt bằng có thể lập sẵn một danh sách các vị trí phù hợp, đáp ứng tiêu chí để mở nhà hàng. Dựa trên danh sách này mà tiến hành đi khảo sát, xem xét kỹ càng từng mặt bằng kinh doanh. Không chỉ khảo sát mỗi vị trí mặt bằng cho thuê mà còn cần thăm dò khu vực xung quanh để nắm bắt được các thông tin như:

 – Vị trí cho thuê mặt bằng có gần khu dân cư/khu văn phòng/trường học, nhiều người qua lại.

 – Điều kiện giao thông trong khu vực có thuận tiện cho việc di chuyển.

 – Mặt bằng có nằm ở vị trí dễ tìm kiếm, dễ thấy.

 – Xung quanh có các cơ sở kinh doanh nào khác, có đối thủ cạnh tranh nào hay không và hoạt động của họ về cơ bản ra sao?

Diện tích và không gian của nhà hàng

Để mở một nhà hàng thì diện tích tối thiểu cần có là từ 50 – 100m2. Nếu nhỏ hơn có thể gây bất tiện trong việc sắp xếp, bày trí nội thất cũng như tạo cảm giác khá tù túng, chật hẹp. Nên ưu tiên chọn những địa điểm có đủ ánh sáng và không gian thoáng mát để tạo được sự thoải mái cho thực khách, đặc biệt là vào những ngày nắng nóng. 

Ngoài ra, có một vài tiêu chí mà các chủ nhà hàng nên cân nhắc trước khi chọn thuê mặt bằng, đó là: 

 – Có chỗ để xe cho khách hàng hay không và chỗ để xe chứa được cùng lúc số lượng bao nhiêu? 

 – Khu vực bếp có rộng rãi để đặt nhiều thiết bị bếp chuyên dụng? 

 – Đường ống cấp thoát nước có hoạt động ổn định?

 – Có lối đi riêng hoặc lối đi phía sau để cung cấp nguyên liệu vào bếp hay không? 

Chi phí thuê mặt bằng bao nhiêu?

Như đã đề cập ở trên, diện tích tối thiểu cho mỗi nhà hàng thường phải từ 50 – 100m2. Giá cho thuê mặt bằng trung bình từ 10 triệu đồng/tháng hoặc hơn tùy vào diện tích của vị trí cho thuê và thường phải đặt cọc từ 3 – 6 tháng. Như vậy chi phí thuê mặt bằng trung bình phải đầu tư ngay từ ban đầu rơi vào khoảng 60 triệu đồng trở lên. Đây chỉ là ước tính trung bình và chưa tính đến yếu tố như mặt bằng ở vị trí trung tâm, nhiều người qua lại sẽ cao gấp nhiều lần so với mặt bằng ở vị trí ít dân cư hoặc ở vùng xa trung tâm. 

Hợp đồng thuê mặt bằng

Khi đã tiến hành xem xét và chọn được vị trí thuê mặt bằng kinh doanh phù hợp, bước tiếp theo sẽ là ký kết hợp đồng thuê. Nhìn chung, thời hạn ký hợp đồng thuê mặt bằng thường kéo dài khoảng 1 năm hoặc hơn. Trong hợp đồng cần đề cập đầy đủ và chi tiết các điều khoản, cụ thể: 

 – Đối tượng hợp đồng: bên thuê và bên cho thuê.

 – Thời hạn cho thuê là bao lâu, ghi cụ thể ngày tháng năm.

 – Chi phí thuê mặt bằng và phương thức thanh toán, thanh toán thành bao nhiêu đợt.

 – Ghi rõ các quyền và nghĩa vụ của 2 bên.

 – Thỏa thuận chung để tránh trường hợp: chủ cho thuê lấy lại mặt bằng khi nhà hàng đang kinh doanh tốt để tiếp tục kinh doanh riêng, tăng giá thuê mặt bằng đột ngột, bắt người đi thuê chịu trách nhiệm về các hư hỏng do thiên tai,… 

Nếu không nắm chắc về tính pháp lý của hợp đồng có thể thuê đại diện pháp lý là bên thứ 3 để kiểm tra lại hợp đồng và các bất ổn trong điều khoản hợp đồng trước khi ký. 

Lựa chọn phong cách thiết kế và trang trí cho nhà hàng

Phong cách thiết kế và trang trí cho nhà hàng sẽ phụ thuộc nhiều vào mô hình kinh doanh nhà hàng đã được xác định ngay từ đầu. Đây chính là cơ sở quan trọng để tiến hành tu sửa, trang trí và mua sắm, lắp đặt các thiết bị hay vật dụng cần thiết. Ấn tượng ban đầu là rất quan trọng đối với mỗi nhà hàng, chính vẻ ngoài sẽ xây dựng hình ảnh của thương hiệu, của nhà hàng trong tâm trí của các khách hàng. Và cách để xây dựng phong cách riêng cho mỗi nhà hàng sẽ đến từ nhiều khía cạnh khác nhau như: màu sắc chủ đạo của nhà hàng, cách sắp xếp bày trí nội thất, kiểu dáng đèn trang trí, ánh sáng hài hòa, cây xanh trang trí, lối đi, các bức tường hay kính ngăn cách,… 

Phong cách thiết kế và trang trí khi mở nhà hàng

Phong cách thiết kế của nhà hàng sẽ tạo ấn tượng ban đầu đến thực khách

Mua sắm đồ dùng và trang thiết bị nhà hàng

Nhà hàng muốn đi vào vận hành không thể nào thiếu các cơ sở vật chất hay trang thiết bị hỗ trợ ngay từ khu vực sảnh đón tiếp khách, khu vực bàn ăn của thực khách và đặc biệt là khu vực quầy bếp, hậu cần. Vậy để mở nhà hàng thì cần mua sắm những thiết bị, vật dụng nào? 

Đầu tư mua thiết bị phần cứng

Trước hết cần lập một danh sách các trang thiết bị, đồ dùng vật dụng cần mua sắm và liên hệ đến các nhà cung ứng tốt nhất trên thị trường để được tư vấn và báo giá. Quý khách hàng có thể tham khảo lựa chọn các đồ dùng, thiết bị cho việc mở nhà hàng của mình tại Inox Hùng Cường – một trong những nhà cung ứng uy tín hàng đầu tại TPHCM. Các đồ dùng, vật dụng cần trang bị bao gồm:

 – Khu vực sảnh tiếp đón khách sẽ cần: máy tính tiền, máy in hóa đơn, các loại máy pos thanh toán, quẹt thẻ, điện thoại hotline, két đựng tiền,…

 – Khu vực bàn ăn của thực khách: trang bị nội thất, bàn ghế, ống đựng muỗng đũa, thìa, nĩa, hộp đựng khăn giấy, hộp tăm, các hộp gia vị, khay đựng cốc, ấm nước, bên dưới bàn ăn trang bị thêm giỏ đựng rác.

 – Khu vực bếp: đây là khu vực chính để cho ra các món ăn chất lượng, ngon miệng và đẹp mắt. Để phục vụ quá trình chế biến, nấu nướng của các đầu bếp sẽ cần các trang thiết bị như sau:

      + Các đồ dùng phục vụ chế biến: nồi, niêu, xoong, chảo, dao thớt,…

      + Các thiết bị bảo quản thực phẩm: tủ đông lạnh, tủ mát, bàn mát, bàn salad,…

      + Quầy pha chế: cần lắp đặt quầy bar, trang bị thêm các loại ly cốc, công cụ định lượng, cốc pha chế,…

      + Các thiết bị bếp: bếp công nghiệp, bếp chiên nhúng, bếp Á, bếp Âu, lò nướng, tủ hâm nóng,…

      + Các thiết bị hỗ trợ giữ bếp luôn sạch sẽ: hệ thống hút khói, bể tách mỡ, máy hút bụi, cây lau nhà,…

Hệ thống nhà bếp khi mở nhà hàng

Hệ thống bếp với đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng bếp hiện đại

Nếu lựa chọn mua các thiết bị phần cứng cho nhà hàng nên ưu tiên lựa chọn các đơn vị có kèm theo dịch vụ tư vấn, thi công lắp đặt và bảo hành, bảo trì từ A đến Z như Inox Hùng Cường. Nhờ vậy mà tiết kiệm được thời gian, công sức cũng như chi phí mà chất lượng các sản phẩm lại vô cùng đảm bảo, uy tín. 

Quản lý bán hàng hiệu quả với phần mềm

Thời đại công nghệ phát triển cũng là lúc việc kinh doanh được nâng lên tầm cao mới khi các phần mềm đã trở thành trợ thủ đắc lực cho việc quản lý bán hàng tại các nhà hàng, quán ăn. Phần mềm quản lý khắc phục được những sai sót, nhầm lẫn trong khâu gọi món, tách/gộp hóa đơn, tính toán tổng bill, tiền thừa, kiểm soát được thông tin khách hàng,… Ngoài ra phần mềm còn giúp theo dõi doanh thu, chi phí và tính toán lợi nhuận một cách nhanh chóng, chính xác. Sẽ là một thiếu sót cực kỳ lớn nếu giờ đây các nhà hàng còn quản lý theo cách thủ công. 

Menu nhà hàng sẽ bao gồm những món ăn được nhà hàng phục vụ đến thực khách và nhìn vào đó có thể biết được nhà hàng đang kinh doanh các món ăn chính gì. Trên menu phải ghi rõ và chi tiết các thông tin cơ bản sau:

 – Thực đơn bao gồm những món ăn gì? 

 – Định lượng từng món ra sao?

 – Giá bán cho từng món là bao nhiêu?

Và không chỉ chứa các thông tin dạng chữ đơn thuần, một menu hấp dẫn và mời gọi khách hàng đặt món sẽ còn gây ấn tượng bởi các hình ảnh món ăn đẹp mắt, ngon miệng, kích thích vị giác của người xem và đồng thời giúp thực khách hình dung phần nào về các món ăn.  

Thiết kế của menu khi mở nhà hàng

Menu được thiết kế đẹp mắt sẽ kích thích vị giác của thực khách

Tuyển dụng và đào tạo nhân viên chuyên nghiệp

Giờ đây, nhà hàng đã gần như được hoàn thiện và sắp có thể đi vào hoạt động. Thế nhưng để nhà hàng có thể vận hành được và các trang thiết bị, đồ dùng trở nên phát huy công dụng thì không thể thiếu được sức người. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc tuyển dụng và đào tạo nhân sự một cách bài bản và chuyên nghiệp. Tùy thuộc vào quy mô của nhà hàng mà số lượng nhân viên được tuyển dụng sẽ nhiều hay ít. Những vị trí khá cơ bản trong mỗi nhà hàng chính là: thu ngân, nhân viên phục vụ, các nhân viên bếp và quản lý. 

Xin giấy phép kinh doanh cho nhà hàng

Như đã được đề cập ở phần đầu của bài viết, trước khi chính thức đi vào hoạt động, các chủ nhà hàng sẽ cần thực hiện đăng ký kinh doanh và xin cấp các giấy phép, chứng từ cần thiết theo đúng quy định. Ngoài ra, cũng cần lưu ý các quy định chung tại địa phương để thực hiện cung cấp giấy tờ đảm bảo tính pháp lý và tránh được những rắc rối không đáng có sau này. 

Chiến lược marketing và quảng bá

Điều cực kỳ quan trọng khi mở nhà hàng là làm cách nào để càng nhiều người biết đến nó. Không chỉ dừng lại ở việc mở nhà hàng và chờ thực khách kéo đến mà thị trường kinh doanh ẩm thực còn rất khốc liệt trong khâu quảng bá để xây dựng nhận thức và lòng trung thành của khách hàng. Để làm được điều này sẽ cần vạch ra một chiến lược marketing chi tiết, kỹ lưỡng cho việc quảng bá nhà hàng. Trong đó, xây dựng bộ nhận diện thương hiệu là điều cực kỳ quan trọng, trong đó bao gồm: tên thương hiệu, logo, slogan, đồng phục, poster, banner, bao bì đóng gói,… 

Ngoài ra, các nhà hàng sẽ cần các chương trình ưu đãi, khuyến mãi nhân dịp đặc biệt như khai trương, các dịp lễ lớn trong năm, tri ân khách hàng thân thiết hoặc khuyến mãi cho khách hàng mới,… 

Kết

Chắc hẳn nhiều người sẽ cho rằng việc mở nhà hàng hay kinh doanh ẩm thực là cách nhanh chóng để thu hồi vốn và kiếm được món hời lớn. Thế nhưng, nếu dễ dàng như vậy thì ai cũng có thể thành công kinh doanh trong lĩnh vực này. Vì vậy, trước khi bắt tay vào kinh doanh nhà hàng hãy trau dồi và tích lũy thật nhiều kinh nghiệm cũng như chuẩn bị thật kỹ lưỡng, bài bản để đảm bảo nhà hàng hoạt động ổn định và phát triển lâu dài.

Dựa trên tiềm lực hiện có về cơ sở vật chất và con người Hùng Cường tin rằng sẽ mang đến cho quý khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất.