Quy Trình Đánh Bóng Bề Mặt Inox

Inox bóng gương là loại thép không gỉ cao cấp đặc biệt nhất, các sản phẩm được gia công sản xuất từ loại Inox bóng gương hiện được sử dụng trong nhiều các lĩnh vực khác nhau trong đó có các sản phẩm Inox nghệ thuật công trình công cộng được Inox Hùng Cường sản xuất.

sản phẩm inox bóng

Sản phẩm Inox bóng gương có chất lượng rất bền, đẹp và có độ thẩm mỹ cao, được gia công đánh bóng một cách hoàn thiện nhất với các bước thực hiện rõ ràng chi tiết nhưng đòi hỏi kỹ thuật cao, để có thể mang đến sản phẩm có độ sáng của bề mặt hoàn hảo như một tấm gương.

xử lý bề mặt inox

Bề mặt Inox được đánh bóng gương TRƯỚC và SAU khi xử lý

Quy trình đánh bóng bề mặt Inox gương cao cấp phải thực hiện các bước sau:

Bước 1: Xóa vết xước sâu bằng đai nhám

Sử dụng đai nhám hạt P80 để xóa vết xước sâu hoặc sử dụng đai nhám hạt P120 để xử lý vết xướt nhẹ trên bề mặt inox, từ đó quá trình sau sẽ dễ dàng hơn và không để lại vết xước trên bề mặt.

đai nhám đá mài P80

Bước 2: Làm mịn bề mặt bằng đai nhám tinh Trizact A100

Đai nhám tinh Trizact để làm mịn bề mặt, bề mặt được sau khi mài sẽ rất mịn, nhưng chưa phản chiếu được ánh sáng nhiều.

đai nhám tinh Trizact A1

Bước 3: Đánh bóng (bóng gương) bằng đai nhám tinh Trizact

Lần lượt đánh bóng bằng đai nhám tinh Trizact A45, A16, A6 để làm mịn bề mặt, bề mặt được sau khi mài sẽ rất mịn

Nếu muốn đạt hiệu ứng bề mặt là bóng gương, người sử dụng dụng cụ đánh bóng Inox cần phải rất cẩn trọng để đảm bảo thực hiện đầy đủ các bước đánh bóng. Nếu bỏ qua 1 số bước thì bề mặt sẽ có các vết nhìn thấy được trong các bước tiếp theo, và sẽ phải tốn kém thêm nhiều công sức, thời gian và vật tư đánh bóng để sửa các lỗi này.

đai nhám tinh Trizact A4

 

Bước 4: Đánh bóng (bóng gương) hoàn thiện bằng đá trụ đánh bóng (nỉ trụ lông cừu đánh bóng gương)

Đánh bóng bằng đá trụ (nỉ trụ) và lơ nhằm tăng độ bóng, sáng và khả năng phản chiếu ánh sáng của Inox, đồng thời sử dụng lơ có chất lượng cao sẽ làm cho độ bóng Inox được kéo dài, hạn chế sự oxi hóa nhẹ trên lớp mỏng bề mặt. Bề mặt sau khi đánh bóng sẽ đạt bóng (bóng gương).

nỉ trụ lông cừu đánh bóng

inox bóng gương

Thứ tự thực hiện như sau:

quy trình đánh bóng

Lưu ý quan trọng:

  • – Quá trình đánh bóng đòi hỏi sự kiên trì, không được bỏ công đoạn và phải đúng từng khâu.
  • – Máy sử dụng đánh bóng Inox phải đạt tốc độ trên 2600 Vòng/ Phút bởi khi ở tốc độ thấp là quá trình mài mòn bề mặt, ở tốc độ cao là đánh bóng bề mặt Inox.
  • – Ngoài ra, quá trình đánh bóng còn liên quan đến phụ kiện lơ xốp và các phụ kiện khác, trong đó kỹ năng tay nghề của thợ và quy trình chiếm khoảng 60% còn lại 40% là máy móc công cụ dụng cụ.
  • – Trong suốt quá trình đánh bóng cần phải sử dụng lơ xốp phù hợp với từng công đoạn chứ không chỉ ở khâu cuối cùng

dụng cụ đánh bóng bề mặt inox

Trong suốt quá trình đánh bóng thì không nên ghì máy xuống bề mặt inox, như vậy sẽ làm cho đai nhám tuột ra khỏi con lăn cao su khi di chuyển và tạo vết xước cho bề mặt inox. Khi đánh bóng bằng đai nhám và nỉ trụ thì ta phải đặc biệt chú ý đánh theo chiều ngang,chiều dọc vuông góc với nhau để loại bỏ hoàn toàn vết xước và bề mặt sẽ không bị nhám. Khi thay mỗi đai nhám ta phải đánh theo một hướng duy nhất.

Xem thêm sản phẩm Inox nghệ thuật công trình đã thực hiện: TẠI ĐÂY

CÔNG TY TNHH INOX HÙNG CƯỜNG
Trụ sở: 757 Nguyễn Duy Trinh, P. Phú Hữu, Tp. Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (028)66.840.844 – (028)22.400.007 – 0937.39.38.38
Email: lienhe@inoxhungcuong.com
Website:inoxhungcuong.com

Dựa trên tiềm lực hiện có về cơ sở vật chất và con người Hùng Cường tin rằng sẽ mang đến cho quý khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất.